Chọn lọc những cây gỗ đúng chủng loại đủ tuổi trong khu rừng được phép khai thác để cắt hạ và vận chuyển về nhà máy, tại đây gỗ tròn sẽ được phân loại để đưa vào chế biến.
Bước 1: Tại phân xưởng cưa gỗ tròn được xẻ ván theo quy cách dày mỏng và các yêu cầu kỹ thuật khác để phục vụ sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau.
Phôi ván sàn gỗ được xẻ sấy tự nhiên
Bước 2: Sử dụng công nghệ sấy lò hơi nước để sấy gỗ đạt tiêu chuẩn độ ẩm. Đối với phôi gỗ ván sàn dày 20mm (sản phẩm ván sàn dày 15mm) thì sấy từ 10 - 12 ngày để đưa về ẩm độ 9 - 11%, sau khi hồi ẩm sản phẩm sẽ đạt yêu cầu độ ẩm không quá 14% theo tiêu chuẩn quốc tế.
Quá trình sấy nước ở trong thân cây tươi từ 70% - 75% giảm xuống còn 9% - 11% trong 240 - 280 giờ tuỳ theo loại gỗ, nghĩa là 4 giờ mới giảm 1% độ ẩm, đó cũng chính là quá trình giải phóng nội ứng suất bị tạo ra bởi việc cưa xẻ cắt đứt mạch liên kết thớ gỗ. Gỗ sau khi sấy sẽ không bị cong vênh, nứt nẻ trong quá trình sử dụng.
Lò sấy phôi gỗ tự nhiên
Bước 3: Lựa chọn phân loại gỗ theo quy cách phôi sản phẩm (Kích thước tiêu chuẩn sàn gỗ tự nhiên bao gồm độ dài (450, 600, 750, 900, 1050)mm + 30mm và 1850mm. Độ rộng (90, 120, 150)mm + 10mm. Độ dày phổ biến 15mm + 5mm và 18mm + 5mm.
Bước 4: Cắt và rong phôi theo hạ cỡ
Bước 5: Chọn và tạo mặt sản phẩm bằng máy chà nhám chuyên dụng.
Bước 6: Sản phẩm được đưa vào máy bào 4 mặt, máy đánh đầu để tạo mộng và gân gân đáy.
Bước 7: Chà nhám tạo độ mịn bề mặt sản phẩm bằng máy chuyên dụng.
Công đoạn hoàn thiện sẽ sử dụng sơn UV Treffert – Đức 5 lớp cho sàn gỗ tự nhiên. Mặt trên ván sàn gỗ tự nhiên gồm 5 lớp sơn, trong đó có 1 lớp sơn đáy ngăn dầu trong gỗ và tạo liên kết giữa gỗ và sơn, 3 lớp sơn lót sau đó bề mặt được phủ lớp sơn bóng tăng cường ô xít nhôm chống trầy xước. Mặt dưới ván sàn đc sơn 1 lớp lót nhằm chống ẩm và mối mọt.
Sơn của Vinh Hưng chúng tôi là sơn thương hiệu Treffert nhập khẩu của Đức, dung môi là nước và nhựa cây được chứng nhận trên toàn cầu an toàn tuyệt đối cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Bước 1: Đưa vào Máy Chà Nhám Sơn tạo độ mịn bề mặt.
Bước 2: Sản phẩm tiếp tục đưa vào máy lô cán sơn đáy tạo kết dính giữa gỗ và sơn đồng.
Bước 3: Đưa vào Máy Sấy điện trở IR.
Bước 4: Đưa vào Máy Lô Sơn Lót, qua đèn sấy UV, chà nhám tạo mặt
Bước 5: Bước 4 được lặp lại 3 lần để tạo 3 lớp lót.
Bước 6: Đưa vào Máy Sơn Bóng, tiếp tục phủ lớp sơn bóng tăng cường ô xít Nhôm lên bề mặt sản phẩm.
Bước 7: Đưa vào Máy sấy UV hoàn thiện sản phẩm.
Bước 8: Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi đóng gói xuất kho.
Ván sàn gỗ sau khi hoàn thiện
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp về sàn gỗ tự nhiên, tuy nhiên không phải nhà cung cấp nào cũng có đủ máy móc và dây chuyền hiện đại, hay tỉ mỉ, cẩn thận trên từng công đoạn sản xuất. Vì vậy một số nhà cung cấp tung ra thị trường ván sàn có giá tương đối thấp, nhưng chất lượng, nguồn gốc và quy trình sản xuất ra ván sàn đó bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định nhé.
Hy vọng với chia sẻ trên của chúng tôi, bạn đọc có thể phần nào hiểu hơn về quy trình sản xuất ra một tấm ván sàn tự nhiên, cũng như hiểu hơn về Vinh Hưng. Với sự am hiểu về sàn gỗ chúng tôi tin sẽ mang đến cho Quý khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Hãy liên hệ với Vinh Hưng để được tư vấn tốt nhất.
Chia sẻ bài viết: